Bóng rổ hiện nay là bộ môn cực kì phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn dành cho các bạn mới luyện tập muốn tìm hiểu về bộ môn này – do có rất nhiều thuật ngữ mà các bạn cần biết đế sử dụng. Ngày hôm nay, hãy cùng MVP Academy tìm hiểu các thuật ngữ tiếng anh trong bộ môn bóng rổ nhé!
1. Vì sao cần biết các thuật ngữ tiếng anh trong môn bóng rổ
Bộ môn bóng rổ được xuất phát từ Mỹ, vì vậy đa phần các động tác, luật hoặc nguyên tắc được bắt đầu từ cái nôi của bóng rổ này. Nếu bạn không biết các thuật ngữ bóng rổ trong tiếng anh. Chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn trong việc luyện tập các bài tập chuyên môn – hay hiểu mệnh lện từ Huấn luyện viên hoặc đồng đội của bạn. Ngược lại, bạn sẽ nhanh chóng hoàn thiện, có hướng đi rõ ràng cũng như luyện tập, thi đấu một cách chuyên nghiệp hơn nếu biết hết được các thuật ngữ tiếng anh trong bộ môn bóng rổ.
Để nhanh chóng thuộc hết các thuật ngữ, hãy luyện tập các từ vựng này thường xuyên khi luyện tập, cũng như xem các trận đấu bóng rổ hoặc học bóng rổ cùng HLV nước ngoài tại MVP Academy nhé!
2. Các thuật ngữ tiếng anh trong môn bóng rổ phổ biến
Hãy cùng MVP Academy điểm qua những thuật ngữ tiếng anh trong bộ môn bóng rổ nhé:
2.1 Các Thuật ngữ ghi điểm:
Các thuật ngữ tiếng anh ghi điểm đa phần là các kĩ thuật được sử dụng thường xuyên trong bóng rổ bao gồm 8 từ:
- Shooting: Ném rổ
- Jump shot: Nhảy lên và ném bóng vào rổ
- Lay-up: Lên rổ
- Dunk/Slamdunk: Úp rổ
- Alley-oop: nhận đường chuyền trên không và ghi điểm trực tiếp khi ở trên không
- Fade away: ném ngửa người về sau.
- Hook shot: giơ cao và ném bằng một tay.
- Tip in: khi bóng không vào rổ mà bật ra, thay vì bắt bóng bật bảng, cầu thủ dùng tay đẩy bóng ngược trở lại vào rổ.
2.2 Các thuật ngữ phòng thủ:
- Block: Chắn bóng trên không – là tình huống chặn bóng ngay khi đối thủ thực hiện pha ném bóng
- Steal: Cướp bóng, lấy bóng khi đối thủ đang có bóng
- Double-team: 2 cầu thủ phòng ngự kèm 1 đối thủ tấn công
- Man-to-man defense: phòng thủ 1 kèm 1
- Box one defense: 1 người phòng thủ kèm 1 người ghi điểm chính – còn lai 4 cầu thủ trong đội hình phòng thủ theo khu vực
- Zone defense: phòng thủ theo khu vực ( Phòng thủ liên phòng)
- Triangle defense: phòng thủ vùng tam giác
2.3 Các thuật ngữ tiếng anh dẫn bóng
- Dribble: Dẫn Bóng
- Crossover: Kỹ thuật thoát khỏi đối phương khi chuyển hướng đập bóng từ trái sang phải và ngược lại
- Behind the Back: Kĩ thuật dẫn bóng sau lưng
- Between the Legs: Kĩ thuật dẫn bóng qua háng
- Spin move: Kĩ thuật dẫn bóng xoay người
2.4 Các thuật ngữ lỗi
- Arm-push violation/Shooting foul: lỗi đánh tay (khi đối phương đang ném, chỉ được giơ tay ra phía trước để block, không được đẩy tay hoặc kéo tay đối phương).
- Jumping violation: lỗi nhảy (đang cầm bóng lên, nhảy nhưng không chuyền hoặc ném).
- Traveling violation: lỗi chạy bước (cầm bóng chạy từ 3 bước trở lên).
- Double dribbling: 2 lần dẫn bóng (đang dẫn bóng mà cầm bóng lên, rồi lại tiếp tục nhồi bóng).
- Backcourt violation: lỗi bóng về sân nhà (sau khi đã đem bóng sang sân đối phương, không được đưa bóng trở lại sân nhà).
- Personal foul: lỗi cá nhân.
- Fouled out: đuổi khỏi sân (khi đã phạm 5-6 lỗi thường – tùy quy định).
- Charging foul: tấn công phạm quy
2.5 Các thuật ngữ tiếng anh vị trí trong bóng rổ
Point Guard (PG)
hậu vệ dẫn bóng đóng vai trò là nòng cốt trong nhịp độ của trận đấu và phân phối bóng cho các cầu thủ khác trong đội của họ. Vị trí này đòi hỏi phải có IQ bóng rổ cao, vì thế hậu vệ dẫn bóng còn được gọi là một “huấn luyện viên trên sân” bằng cách chỉ dẫn đồng đội của mình thực hiện những bước tiếp theo mà kế hoạch trước đó đã vạch sẵn.
Shooting Guard (SG)
Shooting Guard là gì? Shooting Guard (SG) – hậu vệ ghi điểm là vị trí dành cho những cầu thủ ném rổ tốt nhất của đội, có khả năng đưa bóng vào rổ cao. Đây cũng là một trong những vị trí có ít sự thay đổi nhất kể từ khi môn thể thao này ra đời.
Small Forward (SF)
Small Forward là gì? Small Forward (SF) – tiền phong phụ gần giống như hậu vệ ghi điểm nhưng chơi gần rổ hơn. Họ đều phải giỏi trong việc ném rổ ở các vị trí như cánh và góc. Có thể nói, SF đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong trận đấu bởi họ giúp gắn kết các vị trí khác trong đội.
Power Forward (PF)
Power Forward là gì? Power Forward (PF) – tiền phong chính được đánh dấu số 4, thường là những cầu thủ cao thứ hai trong đội và là những người hoạt động gần với trung tâm nhất về các thuộc tính vật lý, phong cách chơi nhưng với tốc độ nhanh hơn.
Center (C)
Center là gì trong bóng rổ? Center (C) – trung phong được đánh dấu số 5, thường là những người cao nhất trong đội. Mặc dù chiều cao là một yếu tố quan trọng để trở thành một Center nhưng vị trí này cũng đòi hỏi người chơi phải có tinh thần thể thao tốt.
Hybrid Positions
Là một môn thể thao phát triển, có rất nhiều sự thay đổi xoay quanh môn thể thao này trong suốt những năm vừa qua. Mặc dù có năm vị trí truyền thống nhưng đôi khi một người chơi sẽ không phù hợp với những vai trò đó. Thay vào đó, họ sẽ chơi ở vị trí lai hoặc phi truyền thống (Hybrid Positions). Những người chơi này thường kết hợp các kỹ năng cần thiết để chơi hai vị trí riêng biệt. Những vị trí lai này thường bắt đầu ở cấp trung học.
2.6 Các thuật ngữ chuyền bóng
- Assistance/Assist: hỗ trợ – pha chuyền bóng khi ngay sau khi nhận bóng của đồng đội, cầu thủ nn bóng ghi được điểm – cú chuyền đó được gọi là một pha hỗ trợ.
- Bounce pass: chuyền đập đất.
- Overhead pass: chuyền bóng qua đầu cầu thủ phòng ngự.
- No look pass: chuyền chính xác mà không cần nhìn thấy đồng đội ở đâu (thường do thi đấu ăn ý).
- Outlet pass: sau khi đội phòng thủ bắt được bóng (rebound) pha chuyền bóng ngay sau được gọi là outlet pass – hiếm khi nghe thấy.
- Direct pass/Chest pass: chuyền thẳng vào ngực.
2.7 Các thuật ngữ kĩ thuật khác
- Break ankle: cầu thủ cầm bóng đang dẫn về một phía bỗng đổi hướng đột ngột làm người phòng thủ mất thăng bằng và ngã.
- Post move: cách đánh dùng vai để lấn từ từ tiến vào sát rổ (thường bị lỗi tấn công nếu không cẩn thận). Cách đánh này thường thấy ở các vị trí Center (Trung phong) và Power Forward (Tiền phong chính).
- “Three-point play”: khi bị phạm lỗi trong tư thế tấn công trong khu vực 2 điểm mà pha bóng vẫn thành công, cầu thủ được ném phạt 1 lần. 2 điểm ăn + 1 điểm ném phạt nếu thành công.
- “Four-point play” cũng giống như thế nhưng trong trường hợp ném 3 điểm. 3 điểm ăn + 1 điểm ném phạt nếu thành công. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
- Euro step: kĩ thuật di chuyển zic-zac khi lên rổ để tránh sự truy cản của đối phương
- Fast break: phản công nhanh (trường hợp này cần phải có tốc độ cao và chuyền bóng rất tốt). Thường trong các pha phản công nhanh, phần sân bên đối thủ chỉ có từ 1 đến 2 cầu thủ phòng thủ, và cầu thủ tấn công thường dùng các kĩ thuật như slam dunk để thực hiện được cú ghi điểm với khả năng ghi điểm cao nhất).
Nếu các bạn quan tâm muốn tìm hiểu nhiều hơn cũng như nhanh chóng học thuộc các kĩ thuật này, bạn có thể tham khảo các khoá học bóng rổ tiếng anh với HLV nước ngoài tại MVP Academy. Chắc chắn kĩ năng bóng rổ, vốn từ vựng tiếng anh về bóng rổ của bạn sẽ nhanh chóng được nâng cao!
——
MVP Academy – Học Bóng Rổ Tiếng Anh Cho Trẻ Em
Địa Chỉ: Số 124 ngõ 69 Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Office Phone: 079 296 0333 – 079 295 0333
Email: Cskh@mvpacademy.edu.vn
Fanpage: https://www.Facebook.com/mvpsportacademy